Tuần thứ 18 của thai kỳ
Cập nhật thông tin thai kỳ hàng tuần
con của mẹ lúc này có thể nghe thấy giọng nói của mẹ! Thông qua ống nghe, mẹ cũng có thể nghe thấy nhịp tim của con của mẹ .
Mẹ có thể cảm thấy hơi mệt mỏi vì đang trong thời kỳ đỉnh điểm của tình trạng huyết áp thấp. Vào những lúc cảm thấy tràn đầy năng lượng, mẹ có thể bắt đầu trò chuyện với con của mẹ hoặc đọc cho bé một vài mẩu chuyện.
Sự phát triển của con của mẹ
Lúc này con của mẹ nặng khoảng 200g và dài khoảng 15cm – bằng kích thước của một quả ớt chuông.
Các dây thần kinh và não: Các dây thần kinh đang bắt đầu phát triển lớp màng myelin, một chất bao phủ và cách ly các tế bào thần kinh để giúp chúng hoạt động tốt hơn. Myelin là chìa khóa cho sự phát triển trí não của con của mẹ .
Đôi tai: Đôi tai bắt đầu nhô ra hai bên đầu. Ở giai đoạn này, con của mẹ có thể đã bắt đầu nghe nhưng chưa thể phân biệt được các giọng nói khác nhau.
Khuôn mặt: Đôi mắt và khuôn mặt bắt đầu hướng về phía trước nhiều hơn, vì vậy lúc này con của mẹ đã trông giống con người hơn.
Xương: Bắt đầu từ tuần này, những chiếc xương nhỏ của con của mẹ có thể nhìn thấy rõ trên hình ảnh siêu âm.
Cơ quan sinh sản: Buồng trứng và tinh hoàn có cấu trúc khác nhau nhưng cả hai đều mang các nang nguyên thủy bên trong. Trong những túi nhỏ này là những tế bào nhỏ li ti được gọi là noãn bào hoặc tế bào sinh dục nguyên thủy. Sau đó, những tế bào này sẽ phân chia và cuối cùng trở thành tế bào trứng hoặc tinh trùng – từ đây sẽ tạo nên các cháu của mẹ sau này.
Phổi: Vào tuần này, tất cả các thành phần thiết yếu của phổi đã hình thành, ngoại trừ những phần tham gia vào quá trình trao đổi khí. Do không thể tự hô hấp, thai nhi sinh ra trong giai đoạn này không có khả năng sống sót.
Sự thay đổi của mẹ
Một trong những triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này là huyết áp thấp vì sức tải của hệ tuần hoàn tăng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu tuần hoàn của thai kỳ. Nói chung, huyết áp thấp đạt đỉnh vào khoảng giữa tam cá nguyệt thứ hai và sau đó cải thiện dần.
Đau bụng: Đau bụng khi mang thai là triệu chứng thường gặp và có thể do táo bón, đầy hơi hoặc “cơn đau tăng dần lên” do căng dây chằng để hỗ trợ tử cung ngày càng lớn dần của mẹ. Mẹ không cần phải lo lắng nếu cơn đau nhẹ và biến mất khi mẹ thay đổi tư thế, nghỉ ngơi, đi vệ sinh, đi đại tiện hoặc xì hơi. Tuy nhiên, đôi khi đau bụng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó nghiêm trọng. Nếu mẹ bị đau bụng dai dẳng (cơn đau không biến mất) hoặc đau quặn hoặc nếu cơn đau đột ngột, mẹ nên được thăm khám bởi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh ngay lập tức.
Đau đầu: Một số sản phụ bị đau đầu trong thai kỳ. Những cơn đau đầu không thường xuyên rất thường gặp và không đáng lo ngại trừ khi đó là những cơn đau nghiêm trọng, lặp lại theo kiểu mẫu hoặc đều đặn.
Những điều mẹ nên làm
Để hỗ trợ sự phát triển trí não của con của mẹ , mẹ hãy bổ sung nhiều thực phẩm giàu omega-3 vào chế độ ăn uống. Tốt nhất mẹ nên ăn cá hồi, cá ngừ đóng hộp hoặc các loại cá nhỏ vì chúng thường chứa ít hàm lượng thủy ngân.
Vì mẹ có thể trong tình trạng huyết áp thấp, nên di chuyển chậm lại một chút để cơ thể bắt kịp nhịp độ. Đừng đứng dậy quá nhanh sau khi đọc bài viết này.
Xin vui lòng xác nhận
Chúng tôi cố gắng đưa ra những thông tin cập nhật chính xác nhất có thể, cho dù có những tiến bộ vượt bậc trong hơn 100 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn về thai sản và sự phát triển của thai nhi. Do đó chúng tôi xin nhắc bạn lưu ý rằng thông tin được trình bày có thể không chính xác để áp dụng cho từng thai kỳ hoặc trẻ em.