Tải ứng dụng

Hướng dẫn đầy đủ về những điều không nên làm khi mang thai

Hoạt động

Hướng dẫn đầy đủ về những điều không nên làm khi mang thai

Cơ thể mẹ phải trải qua sự thay đổi lớn trong suốt thai kỳ. Việc này có nghĩa là mẹ phải thận trọng về những gì mẹ có thể làm và không nên làm.

Ngay cả trong tam cá nguyệt đầu tiên khi mẹ chưa thể nhận ra rằng mình đang mang thai, những thay đổi nội tiết tố và các cơ quan bên trong đang diễn ra mạnh mẽ. Và bộ não của con của mẹ cũng đang phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong đời. Nói cách khác, mẹ thực sự đang mang thai, con của mẹ là một sinh linh bé nhỏ và mẹ phải có trách nhiệm trong tình trạng mới này. 

Thực phẩm cần tránh khi mang thai
Khi mẹ mang thai, tất cả mọi thứ mẹ ăn sẽ được truyền sang thai nhi khoảng 1 giờ sau đó. Một số thực phẩm có thể gây hại cho sự phát triển của con của mẹ và gây ra các di chứng về sau.

Thực phẩm cần tránh khi mang thai bao gồm: 

Rượu: Uống rượu khi mang thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu và một loạt các khuyết tật về thể chất, hành vi và trí tuệ suốt đời được gọi là rối loạn thai nhi do ảnh hưởng của rượu (FASD). Mẹ cần phải cai rượu một cách nghiêm khắc suốt thời kỳ mang thai. 

Thuốc: Mặc dù các loại thuốc không kê đơn đều có xác nhận an toàn tuyệt đối, nhưng một số loại thuốc chưa được xác nhận hoặc chưa biết có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Do vậy, mẹ nên luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. 

Thịt và hải sản có vỏ chưa nấu chín: Nên tránh các loại hải sản chưa nấu chín như hàu, hến, nghêu hoặc thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm chưa nấu chín hay thịt sống vì nguy cơ nhiễm Toxoplasma và Salmonella. 

Một số hải sản và cá cụ thể: Nên tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao. Việc tiêu thụ thủy ngân trong thời kỳ mang thai dẫn đến chậm phát triển và tổn thương não của trẻ. Ví dụ về các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao bao gồm cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá ngói và các loại cá lớn khác. 

Một số loại sushi: Mẹ có thể ăn cá sống trong món sushi khi mang thai miễn là các loại cá này đều đã được đông lạnh trước đó. Nhiệt độ đông lạnh giết chết được các loại ký sinh trùng và làm cho món cá sống an toàn để có thể ăn được. 

Thịt nguội: Thịt nguội có thể nhiễm vi khuẩn Listeria, loại vi khuẩn này có thể đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi đang phát triển. Nhiễm trùng trong tử cung có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và đe dọa tính mạng của em bé. 

Trứng sống: Thức ăn cần tránh cũng bao gồm những thực phẩm có chứa trứng sống; do vậy hãy cảnh giác với nước sốt salad Caesar, sốt mayonnaise, kem và kem trứng sữa tự làm. Trứng sống có thể có nguy cơ nhiễm Salmonella. 

Sữa bò chưa tiệt trùng: Sữa bò chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria. Đảm bảo rằng sữa bò mẹ uống đã được tiệt trùng. Hoặc chuyển qua lựa chọn các loại sữa thực vật, ngoài sữa đậu nành còn có các sự lựa chọn tốt khác như gạo, yến mạch, hạnh nhân hoặc hạt dẻ cười. 

Caffein: Lượng cafein cao từ cà phê, trà, nước ngọt, nước tăng lực và các nguồn khác có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, trẻ sinh nhẹ cân hay thai chết lưu, nhưng các nghiên cứu còn nhiều tranh cãi, chưa có kết luận nhất quán về tác hại của caffeine. Nhìn chung, lượng cafein nên giới hạn ít hơn 200 mg mỗi ngày, tức là khoảng 2 tách cà phê. 

Rau chưa rửa: Rau là một phần cần thiết của chế độ ăn đủ chất. Tuy nhiên cần phải đảm bảo rằng rau được rửa dưới vòi nước chảy để tránh khả năng nhiễm Toxoplasma. Đất ruộng tại nơi trồng rau có thể chứa Toxoplasma. Tốt hơn hết là nên tránh hoàn toàn các loại rau mầm sống vì vi khuẩn bên trong hạt mầm gần như không thể rửa sạch.

Các hoạt động thể chất
Mang thai khiến mẹ dễ bị chấn thương và nhiễm trùng hơn. Do vậy, mẹ nên tránh một số hoạt động thể chất nhất định.

Nâng vật nặng: Nâng các đồ vật như nội thất, trẻ con hoặc đồ tạp hóa nặng thường xuyên trong một thời gian dài có thể tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc chấn thương. Nếu mẹ có một công việc cần hoạt động gắng sức, mẹ nên thảo luận với người giám sát.

Hoạt động thể chất quá sức: Ngoài việc nâng vật nặng, việc gập thắt lưng thường xuyên, khom lưng, ngồi xổm và nâng cao quá đầu cũng gây ra sảy thai, sinh non hoặc chấn thương. Nếu có thể, cố gắng tìm người khác để làm thay những công việc này cho mẹ hoặc nghỉ giải lao nhiều lần giữa các công việc. 

Ngồi hoặc đứng quá lâu: Ngồi ở một tư thế quá lâu có thể dẫn tới nhiều vấn đề như giãn tĩnh mạch và phù mắt cá chân. Cố gắng thay đổi tư thế (di chuyển nếu mẹ đang ngồi hoặc để chân nghỉ ngơi nếu mẹ đang đứng) thường xuyên khi cần để tăng cường lưu lượng máu. 

Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng: Tránh xông hơi trong bồn nước nóng, yoga nóng hoặc pilates nóng. Nhiệt độ trên 40 độ C (104 độ Fahrenheit) có thể gây quá nóng, mất nước và ngất xỉu. Nhiệt độ cơ thể tăng cao trong ba tháng đầu cũng có thể dẫn đến một số dị tật bẩm sinh. Nếu mẹ bị đau nhức, hãy thử tắm nước ấm bằng vòi sen. 

Xoa bóp: Tránh mát-xa, đặc biệt là những biện pháp liên quan đến uốn cong nhiều và ấn sâu vào mô, không phù hợp với phụ nữ mang thai. Nếu mẹ cần giảm đau nhức và không có bệnh lý nào khác thì mát-xa trước sinh bởi chuyên gia trị liệu được chứng nhận là một sự lựa chọn an toàn hơn. 

Dọn dẹp khay vệ sinh của mèo: Không nên thay cát vệ sinh cho mèo vì phân mèo có thể chứa ký sinh trùng Toxoplasma. Nhưng nếu mẹ phải làm, hãy đeo găng tay và rửa tay sau khi xong việc.

Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ có rất nhiều ích lợi. Nó có thể giúp giảm nguy cơ tăng cân quá mức, đái tháo đường và trầm cảm sau sinh và mang lại sức khỏe tổng thể tốt hơn cho mẹ và con của mẹ . Tuy nhiên, cần điều chỉnh các bài tập để phù hợp với cơ thể đang thay đổi của mẹ và nên tránh hoàn toàn một số môn thể thao nhất định.

Không tập thể dục ngoài trời khi trời quá nóng hoặc quá ẩm: để tránh tập khi nhiệt độ quá nóng, mẹ nên tập thể dục vào buổi sáng, chiều tối hoặc trong phòng tập có điều hòa. 

Tránh các môn thể thao có va chạm: Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền hoặc đấm bốc khiến mẹ có nguy cơ bị chấn thương vào bụng. Những môn này nên được tránh từ bây giờ. 

Tránh tập các bài tập có nguy cơ ngã: Nên tránh các hoạt động có thể dẫn đến ngã như lướt sóng, đạp xe địa hình, thể dục dụng cụ và cưỡi ngựa.

Tránh nằm ngửa: Yoga là một cách lành mạnh để tập thể dục khi mang thai, nhưng không nên nằm ngửa trong giai đoạn sau của thai kỳ. Khi bụng của mẹ to dần lên, trọng lượng của bụng sẽ đè lên các mạch máu lớn và có thể khiến mẹ ngất xỉu. 

Không nên lặn: con của mẹ không thể tự bảo vệ mình khỏi áp suất dưới nước.

Không nên để bản thân kiệt sức: Cố gắng lưu tâm đến cơ thể của mẹ và nghỉ ngơi khi cần thiết. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm chóng mặt, cảm thấy muốn ngất xỉu, hụt hơi và tim đập nhanh. 

Các loại mỹ phẩm:
Mặc dù các nhãn hiệu mỹ phẩm không kê đơn đều an toàn nhưng một số thành phần nhất định có thể được hấp thụ vào cơ thể và gây hại cho thai nhi. 

Tránh retinoids: Retinoids hay vitamin A thường được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da để điều trị nếp nhăn và mụn trứng cá. Vì retinoids có liên quan đến dị tật bẩm sinh nên các sản phẩm này đều được khuyến nghị không nên dùng. 

Cẩn thận khi sử dụng sơn móng tay: Sơn móng tay của mẹ có thể chứa phthalates, là hóa chất gây rối loạn nội tiết được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm làm đẹp. Hãy tìm sản phẩm không chứa phthalate hoặc tạm thời tránh sơn móng tay. Nếu mẹ đang làm việc trong một tiệm làm móng, hãy hỏi xem liệu mẹ có thể chuyển sang một vị trí khác mà không phải tiếp xúc với sơn móng tay hay không. 

Quần áo
Tốt nhất mẹ nên chuyển sang quần áo bầu khi những bộ quần áo thông thường làm mẹ cảm thấy không thoải mái. Dưới đây là danh sách một số quần áo cần tránh.

Quần áo bó: Quần áo bó gây cản trở lưu thông máu đến âm đạo và có thể dẫn đến viêm âm đạo. Quần áo bó cũng làm trầm trọng thêm chứng trào ngược dạ dày thực quản và chứng khó tiêu, tình trạng mà nhiều sản phụ gặp phải. 

Giày cao gót: Mẹ có thể đi giày cao gót thấp và chắc chắn trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nhưng càng về cuối thai kỳ, bụng của mẹ sẽ tăng cân đáng kể. Đi giày cao gót làm thay đổi tư thế của mẹ, tăng khả năng mất thăng bằng. Giày cao gót cũng gây áp lực lên vùng lưng dưới và khớp xương chậu dẫn đến đau lưng. 

Giấc ngủ
Ngủ là phần thiết yếu của chăm sóc trước sinh. Dưới đây là những điều cần lưu ý về giấc ngủ.

Ngủ đủ giấc: Các mẹ mang thai nên ngủ thêm vài tiếng mỗi ngày. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những sản phụ ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm sẽ chuyển dạ lâu hơn và có nhiều khả năng phải sinh mổ hơn. 

Không nằm ngửa khi ngủ: Từ tam cá nguyệt thứ hai, mẹ không nên nằm ngửa khi ngủ. Tư thế này đặt trọng lượng của phần giữa cơ thể đè lên các tĩnh mạch lớn và có thể gây khó thở, hạ huyết áp, giảm tuần hoàn, các vấn đề về tiêu hóa và bệnh trĩ. Nằm ngửa khi ngủ cũng có thể làm chứng đau lưng trầm trọng hơn.

Không nằm sấp khi ngủ: Mặc dù tư thế này không gây hại cho thai nhi do thành tử cung dày, nhưng nó có thể gây khó chịu cho mẹ trong những tháng sau của thai kỳ. Nếu mẹ là người hay ngủ sấp, sử dụng gối hình bánh donut có thể rất hữu ích. 

Không ngủ nghiêng về một bên quá lâu: Mặc dù mẹ nên ngủ nghiêng về phía bên trái nhưng hãy cố gắng đổi tư thế nằm nghiêng để giúp máu lưu thông. 

Sức khỏe tinh thần
Cứ 5 sản phụ thì có 1 người gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần trong thai kỳ hoặc sau sinh. Các vấn đề phổ biến nhất là trầm cảm và lo âu. Căng thẳng kéo dài có thể gây hại cho con của mẹ và ảnh hưởng tiêu cực cho bé. Nếu mẹ nhận thấy mình đang trong tinh tình huống này, sau đây là một vài điều mẹ có thể làm.

Đừng so sánh bản thân mình với người khác: Mỗi người trải qua thời kỳ mang thai theo một cách khác nhau. Thay vào đó, tập trung vào sức khỏe của mẹ nhiều nhất có thể.

Đừng xấu hổ: Trong một số nền văn hóa nhất định, mẹ có thể cảm thấy xấu hổ nếu mẹ có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề về sức khỏe tâm thần đều nằm ngoài tầm kiểm soát của mẹ do các tổn thương thời thơ ấu hoặc có nguồn gốc di truyền – không có gì phải xấu hổ về điều này. 

Đừng ngại nhận sự trợ giúp: Nếu mẹ cảm thấy sức khỏe tâm thần đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc nhà trị liệu. Mẹ cần nhớ rằng việc giữ tất cả cho riêng mình có thể khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn với mẹ và con của mẹ . Hãy nói chuyện với bạn bè, thành viên trong gia đình, chuyên gia hoặc các nhà lãnh đạo tôn giáo để có thể giúp mẹ cảm thấy tốt hơn. Nhiều phụ nữ cũng cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi thiền, tập yoga hoặc tập thể dục. Ánh nắng mặt trời và adrenaline có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của mẹ một cách khoa học. 

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá