Tải ứng dụng

Làm thế nào để định hình tương lai của con

Sự phát triển sớm của trẻ

Làm thế nào để định hình tương lai của con

Bố mẹ có muốn con của mẹ sẽ xây dựng được những mối quan hệ bền chặt trong cuộc sống sau này không? Thuyết tâm lý học nổi tiếng này giải thích cách mà con gắn bó với bố mẹ là nền tảng hình thành nên mối quan hệ của con với những người khác sau này trong cuộc sống. 

Thuyết gắn bó
Thuyết gắn bó cho rằng mối liên kết mạnh mẽ về tình cảm và thể chất với một người chăm sóc trong những năm đầu đời có tác động to lớn đối với sự phát triển của con. Nếu con có mối liên kết bền chặt với bố mẹ và thực sự gắn kết thì trẻ sẽ cảm thấy an toàn khi khám phá thế giới. Trẻ có thể cảm nhận được rằng luôn có một nơi an toàn để có thể quay lại bất cứ lúc nào.

Nếu mối liên kết giữa bố mẹ và con không bền chặt, con sẽ cảm thấy bất an. Con sợ phải ra ngoài khám phá thế giới đáng sợ bởi vì không chắc chắn có nơi nào an toàn để quay về hay không.

Những lợi ích của thuyết gắn bó
Những người từng có mối liên kết gắn bó an toàn trong thời thơ ấu được cho là có sự tin tưởng lớn, có thể kết nối được với người khác và thành công hơn trong cuộc sống.

3 kiểu gắn bó không an toàn
Những người gắn bó không an toàn thường không tin tưởng người khác, thiếu kỹ năng xã hội và gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ. Có 3 kiểu gắn bó không an toàn:

Để đối phó với sự nguy hiểm, 2 loại đầu tiên phản ứng có tổ chức, trong khi loại cuối cùng hành động vô tổ chức.

Các vấn đề của gắn bó không an toàn:
Ngoài vấn đề mất lòng tin vào người khác và các vấn đề về xây dựng mối quan hệ, những người có kiểu gắn bó không an toàn có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

Người ta tin rằng sự gắn bó của trẻ được hình thành trong những năm đầu đời, là khi trẻ còn quá nhỏ để thể hiện sự lo lắng của chúng và kết quả là chúng có thể bị căng thẳng ở mức độ cao. Sau đó, tuyến thượng thận của chúng, một cơ quan nằm trên thận sản xuất ra các hormone gây căng thẳng là adrenaline và cortisol. Nhịp tim tăng, huyết áp tăng và cơ thể trẻ sẽ vào trạng thái báo động. Nếu điều đó xảy ra thường xuyên, nó được gọi là căng thẳng độc hại vì nó làm giới hạn  sự phát triển não và làm suy yếu hệ thống miễn dịch của trẻ. Trong phôi thai hoặc thời thơ ấu, căng thẳng độc hại thậm chí có thể thay đổi biểu hiện của gen, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong nhiều thập kỷ sau đó.  

Đánh giá sự gắn bó
Bằng cách thử nghiệm mô phỏng, được gọi là Thử nghiệm tình huống lạ, chúng ta có thể đánh giá kiểu gắn bó đã có từ khi trẻ được một tuổi. Để làm điều này, chúng tôi cho trẻ chơi với mẹ vài phút trong phòng. Sau đó, đứa trẻ sẽ được ở một mình. Chúng tôi đánh giá phản ứng của đứa trẻ khi mẹ quay lại. Những đứa trẻ gắn bó an toàn thường sẽ ôm chầm lấy mẹ vào lúc đầu, sau đó có thể bình tĩnh lại và cuối cùng quay lại chơi. Những đứa trẻ gắn bó không an toàn có thể trở nên chống đối và né tránh. Một số không thể ngừng khóc và từ chối tiếp tục chơi. 

Những ảnh hưởng lâu dài
Những ảnh hưởng lâu dài từ những gắn bó của trẻ trong những năm đầu đời đã được nghiên cứu chi tiết. Sử dụng lý thuyết này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Minnesota đã có thể dự đoán ngay từ khi trẻ mới 3 tuổi rằng những trẻ này có thể bỏ học cấp 3 hay không với độ chính xác 77%.

Làm thế nào để xây dựng một sự gắn bó an toàn
Các mẹ và những người chăm sóc có thể giúp xây dựng kiểu gắn bó tích cực bằng cách đáp ứng các nhu cầu của trẻ khi trẻ cần, đảm bảo rằng luôn luôn bên cạnh để hỗ trợ các nhu cầu về thể chất và tinh thần của trẻ. 

Xem thêm: 

Watch Sprouts Video about this topic

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá