Những điều cần biết về sảy thai
Những điều cần biết
Sảy thai là một sự mất mát lớn đối với người mẹ. Thật không may sảy thai khá phổ biến, cứ 1 trong 5 mẹ bầu sảy thai trong 3 tháng đầu mang thai.
Nguyên nhân sảy thai
Nguyên nhân sảy thai thay đổi theo giai đoạn thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân sảy thai, nguyên nhân phổ biến nhất trong 3 tháng đầu là do bất thường nhiễm sắc thể. Điều này có nghĩa là có bất thường trong gen của trứng hoặc tinh trùng hoặc cả hai, dẫn đến trứng đã thụ tinh không thể phát triển bình thường
Dấu hiệu sảy thai
Có 2 triệu chứng chính cảnh báo quá trình sảy thai có thể đang diễn ra:
Chảy máu âm đạo hoặc đốm máu bất thường: Có thể chảy máu nhẹ, chất nhầy có màu hồng, nâu hoặc đỏ tươi có hoặc không kèm theo đau quặn bụng.
Đau bụng: Đau thắt lưng có thể từ nhẹ đến nặng, đau quặn hay đau dai dẳng và thường đau hơn đau bụng kinh.
Nếu mẹ có bất cứ triệu chứng nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để chẩn đoán liệu sảy thai có đang xảy ra hay không
Sảy thai rất thường gặp
Trước hết, các mẹ nên biết rằng sảy thai là hiện tượng phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ thai kỳ nào và với bất cứ ai khỏe mạnh hay không khỏe mạnh, trẻ hay già, giàu hay nghèo. Trên thực tế, nó thường xảy ra ngay cả trước khi mẹ biết mình mang thai. Vì vậy, ngay cả khi mẹ hết sức cẩn thận và cố gắng giảm mức độ căng thẳng ở mức tối thiểu trong thời kỳ mang thai, điều đó vẫn có thể xảy ra. Điều quan trọng là mẹ không nên tự trách mình, đó không phải lỗi của mẹ. Thống kê khả năng sảy thai theo từng thời kỳ mang thai:
- Tuần thứ 3: khoảng 30%
- Tuần thứ 5: khoảng 20%
- Tuần thứ 8: khoảng 5%
- Tuần thứ 10: khoảng 2.5%
- Tuần thứ 14: khoảng 1%
- Tuần thứ 16: khoảng 0.5%
- Tuần thứ 19: khoảng 0.1%
- Tuần thứ 20: khoảng 0.001%
Lưu ý: các thống kê trên không bao gồm thai chết lưu, đây là một tổn thất khác bởi những nguy cơ và nguyên nhân khác nhau. Nguy cơ thai chết lưu có thể tăng khi tuổi thai đến gần.
Nên làm gì nếu bị sảy thai
Nếu mẹ bị sảy thai, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem liệu mẹ có cần điều trị hay có vấn đề sức khỏe gì không. Ngoài ra, mẹ có thể muốn tìm sự hỗ trợ về sức khỏe tinh thần – trực tuyến bằng cách nói chuyện với những bà mẹ khác đã trải qua điều tương tự hoặc bằng cách nói chuyện với bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình đã từng trải qua mất mát như vậy.
Sảy thai có thể rất khó khăn và có thể mất vài tuần đến vài tháng để mẹ phục hồi lấy lại sức khỏe thể chất và tinh thần.
Ở một số nền văn hóa, một đứa trẻ bị mất do sảy thai sẽ được hỏa táng hoặc tổ chức lễ tưởng niệm. Để đối diện với nỗi buồn hoặc căng thẳng tinh thần, mẹ có thể tìm hiểu thêm về những nghi thức như vậy hoặc xin phép bệnh viện tổ chức một buổi lễ khả thi. Tôn trọng trẻ chưa chào đời có thể giúp mẹ nói lời tạm biệt dễ dàng hơn.
Mang thai lại
Nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyến khích mẹ nên đợi một vài tháng trước khi mang thai lại để tăng cơ hội có thai khỏe mạnh. Nói chung, thời điểm an toàn để mang thai mới là sau hai hay ba chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, một số mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe thì cần thời gian phục hồi lâu hơn. Mẹ đừng quên rằng tử cung cần thời gian để phục hồi hoàn toàn. Do đó các mẹ nên chờ đợi một thời điểm thích hợp nhất.
Làm thế nào để ngăn ngừa sảy thai
Như mẹ đã biết, nguyên nhân gây sảy thai phổ biến là do bất thường nhiễm sắc thể. Do đó, mẹ không thể làm được gì nhiều để ngăn ngừa.Tuy nhiên điều mà mẹ có thể làm là chuẩn bị môi trường và các yếu tố xung quanh sẵn sàng cho sự hình thành một mầm sống mới.
- Ăn và sống lành mạnh
- Luyện tập thể dục đều đặn
- Duy trì trọng lượng trong giới hạn lành mạnh
- Không uống rượu và hút thuốc
- Kiềm chế căng thẳng ở mức độ mẹ cảm thấy thoải mái
- Bổ sung folate
Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem liệu mẹ nên làm gì khác thêm nữa không.
Đã chứng nhận:
Bao Tri Tran (1 June 2023)