Tại sao Folate lại quan trọng như vậy đối với con của mẹ ngay lúc này?
Dinh dưỡng
Folate (vitamin B9) là một chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho quá trình sao chép DNA và làm giảm nguy cơ bất thường, dị tật bẩm sinh và sảy thai.
Folate giúp gì cho sự phát triển của bé?
Folate (hay còn được gọi là axit folic) giúp gây dựng nền tảng cho một thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh. Đây là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình sao chép DNA và cũng là chất nền cho một loạt các phản ứng enzyme liên quan đến quá trình tổng hợp axit amin và chuyển hóa vitamin. Không có nó, DNA của con của mẹ có thể không sao chép như thường và dẫn đến nhiều nguy cơ có thể xảy ra. Bởi vậy, việc cung cấp đầy đủ folate cho cơ thể người mẹ trong giai đoạn đầu của thai kỳ, trong quá trình phát triển của não và tủy sống là rất quan trọng.
Các nguy cơ: Dị tật bẩm sinh và sảy thai
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), cứ 33 trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ thì có 1 trẻ bị dị tật bẩm sinh, chiếm hơn 20% tổng số ca tử vong của trẻ sơ sinh. Việc nhận đủ lượng axit folic có thể làm giảm nguy cơ đó và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống, dị tật thai nhi như hở hàm ếch hoặc sảy thai.
Nguồn cung cấp tốt folate
Ngoài việc các mẹ mang thai nên uống vitamin trước sinh để bổ sung lượng axit folic cần thiết thì việc bổ sung folate qua chế độ ăn uống cũng rất tốt. Liều an toàn của axit folic tới 1.000 mcg mỗi ngày.
Thực phẩm giàu folate bao gồm:
- Các loại rau đậu như đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng
- Các loại rau xanh như rau chân vịt, rau xà lách romaine, rau cải xoăn và bông cải xanh
- Măng tây và quả bơ
- Trái cây như cam và đu đủ
- Các loại hạt
Cần bao nhiêu folate?
Thông thường các phụ nữ nên bổ sung 400 microgram axit folic mỗi ngày khi lên kế hoạch mang thai, ngay khi phát hiện mình có thai và ít nhất là trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Nếu mẹ không ăn đủ thực phẩm giàu folate, mẹ nên tiếp tục uống bổ sung trong suốt thai kỳ.