Tải ứng dụng

Thay đổi tâm trạng khi mang thai

Chăm sóc mẹ bầu

Thay đổi tâm trạng khi mang thai

Mang thai là thời gian thay đổi thăng trầm cảm xúc. Mẹ có thể cười khúc khích trong một phút và rồi khóc ngay sau đó không vì một lý do gì cả. 

Nhiều mẹ cảm thấy tâm trạng bất thường vào khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 10, và giảm bớt trong tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên nó có thể xuất hiện trở lại khi đến gần ngày sinh. Thay đổi tâm trạng khi mang thai là phổ biến, vì vậy đừng cảm thấy tội lỗi. Chỉ cần nhận thức được chúng là đáp lại theo hướng lành mạnh và tích cực. 

Điều gì gây ra việc thay đổi cảm xúc khi mang thai?
Một trong những lý do chính khiến mẹ thay đổi cảm xúc bất thường là do sự thay đổi nồng độ hormone. Khi mẹ thụ thai, nồng độ estrogen và progesterone trong máu tăng lên. Điều này giúp cơ thể mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho việc mang thai, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ, khiến mẹ mau nước mắt hoặc cáu gắt. 

Thay đổi về hormone không phải là lý do duy nhất mà còn có những lý do khác.

Lo lắng: Mặc dù việc lập gia đình có thể tràn ngập niềm vui, nhưng mẹ có thể lo lắng về tất cả những sự thay đổi do thai kỳ này mang lại. Tương lai, tiền bạc, nhà cửa, công việc và chăm sóc y tế của mẹ. Những điều này có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng và khiến mẹ xao nhãng việc chăm sóc bản thân để có thể kiềm chế những cảm xúc này tốt hơn. 

Cơ thể thay đổi: Khi cơ thể mẹ thay đổi để để hỗ trợ sự phát triển của con của mẹ , mẹ có thể bị ốm nghén, nhức mỏi cơ thể và thay đổi làn da. Một số phụ nữ thấy mình kém hấp dẫn và ủ rũ do họ thấy mình không còn như trước nữa. 

Mệt mỏi: Dù là do khó chịu hay căng thẳng, mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn khi mang thai. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của mẹ. 

Làm thế nào để tự kiềm chế cảm xúc?
Trước hết, điều quan trọng là mẹ không nên tự trách bản thân mình vì cảm thấy như vậy. Bởi vì, hầu hết các triệu chứng đều do nội tiết tố gây ra, nằm ngoài khả năng kiểm soát của mẹ. Vì vậy, hãy kiên nhẫn, bình tĩnh và thử một trong những cách sau:

Tự chăm sóc bản thân: Hãy quan tâm hơn đến những nhu cầu của mẹ. Làm những việc giúp mẹ quên đi việc mang thai trong chốc lát. Xem một bộ phim, gặp gỡ bạn bè lúc ăn trưa hoặc đi mua sắm. 

Ngủ: Mẹ sẽ khó kiểm soát tâm trạng nếu đang mệt mỏi, vì vậy điều quan trọng là đảm bảo ngủ đủ giấc. Một giấc ngủ ngắn trong suốt cả ngày có thể bù đắp cho việc mất ngủ vào ban đêm. Nếu mẹ đang làm việc, mẹ có thể tham khảo ý kiến với nhóm làm việc xem liệu có cách nào để mẹ nghỉ ngơi thêm được không. 

Chế độ ăn uống: Những gì mẹ ăn có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của mẹ. Ăn thực phẩm lành mạnh thay vì các thực phẩm chế biến sẵn, giúp tăng cường thể chất và tinh thần giúp ổn định cảm xúc tốt hơn. 

Tập thể dục: Tập thể dục là một cách giúp cải thiện tâm trạng, và mẹ không cần phải ráng sức tập luyện để có những hóa chất tạo cảm giác dễ chịu trong bộ não. Lần tới khi mẹ cảm thấy khó chịu hoặc lo lắng, hãy đi bơi, đi dạo hay bắt đầu một buổi học yoga. 

Nói chuyện: Một trong những liều thuốc giải độc tốt nhất cho cảm giác thất vọng hay căng thẳng là nói chuyện với ai đó. Cố gắng thành thật về những gì mẹ đang cảm thấy với chồng, bạn bè và gia đình. Mẹ có thể ngạc nhiên về mức độ thấu hiểu của họ và sẵn sàng hỗ trợ mẹ như thế nào. 

Phải làm gì nếu mẹ không thể đối phó với sự thay đổi tâm trạng
Ước tính rằng 6-15% các phụ nữ mang thai không chỉ trải qua tâm trạng thất thường mà còn thực sự bị trầm cảm. Vì vậy, nếu mẹ liên tục cảm thấy buồn, hãy nói chuyện với gia đình, bạn bè và bác sĩ để nhận được sự chăm sóc cần thiết. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vấn đề về sức khỏe cảm xúc không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con của mẹ khi mang thai và khi lớn lên trong tương lai. 

 

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá