Tải ứng dụng

Tuần thai kỳ thứ 38

Theo dõi thai kỳ

Tuần thai kỳ thứ 38

Mắt và tóc của con của mẹ giờ đây đã có sắc tố và phổi tiếp tục sản xuất chất hoạt động bề mặt.

Mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào, vì vậy nếu có các cơn gò thường xuyên, xuất hiện dịch nhầy lẫn máu hoặc nước ối vỡ, hãy nhanh chóng đến bệnh viện. 

Sự phát triển của con của mẹ
Tại thời điểm này, chu vi đầu và bụng của con của mẹ gần như bằng nhau. Móng chân dài chạm đến đầu ngón chân, lông măng gần như biến mất. Lúc này con của mẹ nặng khoảng 2,8 kg và dài khoảng 49cm – kích thước bằng một quả bí ngô. 

Màu mắt: Mắt của con của mẹ hiện đã có sắc tố nhưng màu mắt có thể tiếp tục thay đổi khi tròng mắt bắt đầu dự trữ nhiều sắc tố hơn trong năm đầu tiên. Melanin là sắc tố tạo màu cho mắt, da và tóc. Vì vậy, màu mắt  của bé khi mới sinh – xanh, nâu hoặc đen phụ thuộc vào mức độ sắc tố melanin tại thời điểm đó. Một số trẻ sơ sinh có màu mắt xanh lam khi sinh vì lượng sắc tố melanin thấp và hầu hết trẻ sơ sinh không có nhiều sắc tố melanin khi mới sinh. Nhưng khi con của mẹ lớn lên, nhiều sắc tố được thêm vào và màu mắt sẽ thay đổi. 

Phổi: Lúc này con của mẹ tiếp tục sản xuất chất hoạt động bề mặt giúp ngăn các phế nang trong phổi không xẹp khi thở. Tại thời điểm này, con của mẹ có đủ chất hoạt động bề mặt để có thể thở bình thường sau sinh.

Sự thay đổi của mẹ
Nếu mẹ có triệu chứng mờ mắt, buồn nôn, nhức đầu dai dẳng hoặc đau dạ dày dữ dội, mẹ cần đến khám thai để có thể kiểm tra huyết áp và đạm trong nước tiểu. Những dấu hiệu này là biểu hiện của tiền sản giật, liên quan đến các biến chứng phức tạp cho cả mẹ và con của mẹ .

Những việc mẹ có thể làm
Mẹ có thể muốn tìm bác sĩ nhi khoa, người sẽ chăm sóc con của mẹ khi chào đời. Đây là một thời điểm tốt để làm điều đó. Bác sĩ nhi khoa có thể sẽ là bác sĩ chăm sóc bé trong vài năm tới, do đó hãy tìm một bác sĩ mà mẹ cảm thấy tin tưởng. Nếu không, mẹ có thể yêu cầu bệnh viện đề xuất một bác sĩ nhi khoa khác.

Tìm hiểu về chứng trầm cảm sau sinh: Mặc dù mẹ rất mong chờ con của mẹ chào đời tràn đầy niềm vui, nhưng sau sinh mẹ có thể cảm thấy buồn và ủ rũ, đây là chứng trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh có nhiều dạng, từ trầm cảm nhẹ như Baby Blues, tự khỏi mà không cần điều trị cho đến trầm cảm nặng sau sinh. Mẹ hãy chú ý các dấu hiệu và triệu chứng của chứng trầm cảm sau sinh và tìm kiếm sự trợ giúp nếu mẹ cảm thấy chán nản. 

Xin vui lòng xác nhận
Chúng tôi cố gắng đưa ra những thông tin cập nhật chính xác nhất có thể, cho dù có những tiến bộ vượt bậc trong hơn 100 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn về thai sản và sự phát triển của thai nhi. Do đó chúng tôi xin nhắc bạn lưu ý rằng thông tin được trình bày có thể không chính xác để áp dụng cho từng thai kỳ hoặc trẻ em.

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá