Các vấn đề về sức khỏe của trẻ sinh mổ
Chuyển dạ
Khoảng 1 trong 10 thai kỳ sẽ có biến chứng dẫn đến việc phải sinh mổ.
Ở một số bệnh viện, hơn 40% trẻ em sinh mổ, thường là do quan niệm sai lầm hoặc do việc lên kế hoạch dễ dàng hơn. Thật không may, sinh mổ có một số tác động tiêu cực.
Các vấn đề chính của sinh mổ
Một trong những vấn đề chính của sinh mổ là trẻ không được tiếp xúc với vi khuẩn trong âm đạo của mẹ, yếu tố giúp hình thành hệ vi khuẩn trong ruột của trẻ về sau.
Việc thiếu các vi khuẩn này làm gia tăng các nguy cơ về sức khỏe cho trẻ sinh mổ:
- Trẻ sinh mổ theo kế hoạch thường có nhiều nguy cơ xuất hiện những cơn thở nhanh thoáng qua: một vấn đề về hô hấp được biểu hiện bằng nhịp thở nhanh bất thường trong vài ngày đầu sau sinh.
- Dễ bị nhiễm bệnh hơn trong 5 năm đầu đời, có thể là do hệ miễn dịch yếu.
- Dễ bị dị ứng: hệ thống miễn dịch phản ứng với các kích thích không phù hợp như protein từ các loại hạt .
- Dễ mắc bệnh tự miễn: tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công vào các tế bào của chính cơ thể như đái tháo đường tuýp 1.
- Nguy cơ béo phì cao vì không được nhận vi khuẩn đường ruột của mẹ giúp điều chỉnh chế độ ăn uống sau này trong tương lai.
Liệu trẻ có mắc bệnh do sinh mổ không?
Khoa học không thể dự đoán bất kỳ điều gì về rủi ro sức khỏe của mỗi trẻ cụ thể. Do đó nếu bé của mẹ được sinh mổ thì bé cũng có thể hoàn toàn khỏe mạnh. Những gì khoa học chỉ ra là những rủi ro trung bình khi xem xét trên đa số trẻ sơ sinh được sinh mổ.
Kết quả phân tích từ 7 triệu trẻ em
Một phân tích trên 7 triệu ca sinh cho thấy trẻ sinh mổ thường nhập viện do nhiễm trùng thường xuyên hơn trong thời thơ ấu. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng khoảng 2-3% các ca nhập viện như vậy có thể là do sinh mổ. Điều này có nghĩa là hầu hết trẻ sơ sinh nhập viện để điều trị nhiễm trùng là những trẻ sinh mổ. Nguy cơ nhập viện gia tăng kéo dài cho đến khi trẻ 5 tuổi và tỷ lệ cao nhất là các nhiễm trùng về hô hấp, đường tiêu hóa và nhiễm siêu vi.
Việc phân tích một lượng lớn dữ liệu thường không thể dự đoán rõ ràng nguyên nhân và hậu quả, có thể những đứa trẻ sinh mổ dễ bị nhiễm trùng hơn không phải do sinh mổ mà vì mẹ chúng không khỏe bằng các mẹ sinh thường và quyết định sinh mổ là ưu tiên hàng đầu. Đây là lý do tại sao các thử nghiệm có đối chứng cho kết quả rõ ràng hơn. Một thí nghiệm tương tự đã từng được tiến hành trên chuột.
Sinh mổ và bệnh béo phì: thí nghiệm trên chuột
Để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của sinh mổ và bệnh béo phì, một chuyên gia tại Đại học Y khoa New York đã tiến hành một thí nghiệm với chuột. Cô cho phép một số chuột mang thai sinh tự nhiên và một số khác mổ lấy chuột con không dùng kháng sinh.
Sau đó cô nuôi những chú chuột con trong điều kiện tương tự nhau. 13 con chuột mang thai sinh ra 69 con, trong đó 35 con sinh thường và 34 con còn lại sinh mổ. Khi được 15 tuần tuổi, những con được sinh thường nặng 39 gam trong đó những con được sinh mổ nặng 45 gam.
Sau đó, các nhà khoa học đã kiểm tra vi khuẩn đường ruột của các con được sinh thường có đầy đủ các chủng vi khuẩn bình thường, trong khi những con được sinh mổ thiếu vi khuẩn Bacteroides, Ruminococcaceae, và Clostridiales. Đây là một nhóm vi khuẩn giúp giảm mỡ thừa của cơ thể. Do đó, dường như trẻ được sinh mổ không nhận được vi khuẩn cần thiết được truyền từ âm đạo của mẹ sang trẻ trong quá trình sinh tự nhiên.
Giải pháp
Hiện có một thử nghiệm đang được tiến hành, lấy dịch từ âm đạo của mẹ bằng que gòn và phết lên mặt của trẻ sơ sinh ngay sau khi mổ để truyền những vi khuẩn có lợi. Mặc dù có thể trông khá khó chịu nhưng nó có thể mang lại cho các trẻ sinh mổ một khởi đầu tốt hơn.