Tải ứng dụng

7 điều quan trọng bố mẹ nên làm khi trò chuyện với con

7 điều quan trọng bố mẹ nên làm khi trò chuyện với con

Để học được một ngôn ngữ, con cần lắng nghe ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, lắng nghe một mình thôi chưa đủ, con cần được tương tác và trò chuyện trực tiếp. 

Tăng cường phát triển trí não thông qua tương tác
Các chuyên gia thần kinh học gọi hành động tương tác giữa bố mẹ và con là quá trình “phục vụ và phản hồi”. Giống như một trận đấu quần vợt đối đáp với nhau, trái bóng tennis chuyền từ tay người này sang người kia, tương tác trực tiếp sẽ kích thích não bộ của con tạo ra các liên kết thần kinh mới, từ đó giúp ích cho quá trình học ngôn ngữ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và con rất cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ. Dưới đây là một số mẹo để bố mẹ giao tiếp với con tốt hơn.

Make eye contact_7 important things to do when talking to a baby by Mali

Giao tiếp bằng mắt
Bất cứ khi nào bố mẹ nói chuyện với con của mẹ , hãy nhìn vào mắt con. Giao tiếp bằng mắt giúp bé học ngôn ngữ vì hành động này sẽ kích thích não bộ của con và thu hút con của mẹ tập trung vào lời nói của bố mẹ.Pay attention_7 important things to do when talking to a baby by Mali

Chú ý lắng nghe con và không ngắt lời con
Khi trò chuyện với con, bố mẹ không nên ngắt lời bé hoặc nhìn sang hướng khác. Hãy kiên nhẫn đợi con nói hết, sau đó hồi đáp và khuyến khích bé tiếp tục cuộc trò chuyện. con của mẹ sẽ rất hạnh phúc khi con biết rằng bố mẹ đang lắng nghe mình.

Không dễ dàng để bố mẹ nghe hết những âm thanh bi bô không rõ nghĩa của con. Tuy nhiên, bố mẹ hãy kiên nhẫn và cố gắng lắng nghe bé. Dần dần, bố mẹ sẽ cảm thấy hứng thú và yêu thích những âm thanh đáng yêu mà con phát ra.Take cue from curiosity_7 important things to do when talking to a baby by Mali

Khơi gợi sự tò mò của con
Tò mò là bản năng của trẻ nhỏ và các chuyên gia khẳng định con sẽ học tốt hơn khi được kích thích trí tò mò. Vì vậy, bố mẹ hãy khơi gợi trí tò mò của con bằng cách đề cập đến những điều mà con của mẹ quan tâm, chú ý. 

Ví dụ, khi con của mẹ nhìn chăm chú vào một đồ chơi hoặc đang chơi với đồ chơi đó, bố mẹ hãy trò chuyện về những điều liên quan đến món đồ chơi này. Đây chính là thời điểm tốt nhất để con học tên đồ vật và các từ ngữ liên quan.Sound babyish_7 important things to do when talking to a baby by Mali

Trò chuyện với con bằng giọng điệu đáng yêu
Khi nói chuyện với con, bố mẹ thường có xu hướng sử dụng tông giọng cao, du dương, chậm rãi, lặp lại các từ, thậm chí phóng đại cách phát âm. 

Với người lớn, giọng điệu như vậy có thể gây ngượng ngùng và khó chịu, nhưng các bé lại thấy hấp dẫn và thích thú. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng bé sẽ chú ý nhiều hơn và dễ dàng học được từ mới khi được trò chuyện bằng tông giọng đáng yêu. Use wide variety of words_7 important things to do when talking to a baby by Mali

Dùng từ ngữ đa dạng khi nói chuyện với bé từ 1 – 2 tuổi
Một số bố mẹ thường cố gắng trò chuyện với con bằng những từ ngữ đơn giản. Tuy nhiên, điều này sẽ cản trở con tiếp xúc và học được từ vựng mới. Vì vậy, hãy sử dụng nhiều từ ngữ mới lạ khi trò chuyện với con, đồng thời cho con của mẹ thấy môi của bố mẹ để con học được cách phát âm. 

Ví dụ, nếu con của mẹ đã biết nói “xin ạ” khi nhận đồ từ người lớn, bố mẹ có thể tiếp tục dạy con nói “cám ơn”. Nghe được những từ ngữ mới sẽ kích thích sự quan tâm và trí tò mò của con.Use body language_7 important things to do when talking to a baby by Mali

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngay sau khi chào đời, con của mẹ đã bắt đầu giao tiếp với bố mẹ thông qua nét mặt, cử chỉ và chuyển động của cơ thể. Sử dụng cử chỉ và biểu cảm khi trò chuyện sẽ giúp con của mẹ hiểu được ý nghĩa của lời nói, từ đó biết nói nhanh hơn.

Bố mẹ không cần sử dụng lời nói để thể hiện cảm xúc tức giận, hạnh phúc, lo lắng hay bồn chồn. Thay vào đó, hãy biểu cảm thông qua cử chỉ, nét mặt và cử động tay chân. Khoảng 80% ngôn ngữ mà trẻ nhỏ hiểu được là ngôn ngữ cơ thể.Talk about the past and future_7 important things to do when talking to a baby by Mali

Nói về quá khứ, tương lai và viễn cảnh trừu tượng với bé trên 3 tuổi
Ở giai đoạn 3 – 4 tuổi, con có thể nhớ lại các sự kiện trong quá khứ và tưởng tượng về tương lai. Vì vậy, ngoài những câu chuyện ở hiện tại, bố mẹ hãy trò chuyện với con về những sự kiện trong quá khứ, ở tương lai hoặc trong tưởng tượng. Cách này sẽ giúp các bé trên 3 tuổi cải thiện kỹ năng nhận thức và ngôn ngữ.

Đã chứng nhận:

Trang Do Hanh (1 June 2023)

Nguồn:

Tải ứng dụngỨng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Ứng dụng theo dõi thai kỳ hàng ngày & Nuôi dạy con

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá

Xếp hạng 4.9 sao từ hơn 10.000 bài đánh giá