Cách chế biến đậu Hà Lan cho bé ăn dặm
Đậu Hà Lan là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào. Đây là những dưỡng chất quan trọng với hệ miễn dịch của con của mẹ đồng thời giúp làn da, mắt của con khỏe mạnh.
Công thức gợi ý: Súp gà đậu Hà Lan
Khi con của mẹ bắt đầu ăn dặm nhiều hơn và bú mẹ hoặc sữa công thức ít hơn, mẹ có thể bổ sung thêm protein vào chế độ ăn của con. Súp gà đậu Hà Lan là một món ăn tuyệt vời để bắt đầu.
Nguyên liệu
- 1/2 cốc đậu đông lạnh
- 1 ức gà đã lọc xương, bỏ da và thái nhỏ
- 3 cốc nước
Cách làm
- Cho gà vào nồi cỡ vừa, thêm nước và đun sôi trên lửa lớn. Sau khi sôi, giảm lửa ở mức trung bình và đun thêm 5 phút nữa.
- Cho thêm đậu và tiếp tục nấu đến khi đậu mềm, khoảng 2 phút nữa
- Lấy thịt gà và đậu Hà Lan ra khỏi nồi. Giữ lại nước dùng để sử dụng sau
- Cho thịt gà và đậu đã nấu chín vào máy xay thực phẩm hoặc máy xay sinh tố. Thêm 1/2 cốc nước dùng và xay cho đến khi hỗn hợp sệt mịn.
Bảo quản súp trong hộp kín ở ngăn mát tủ lạnh tối đa 2 ngày hoặc ở tủ đông tối đa 6 tuần.
Tại sao đậu Hà Lan tốt cho con của mẹ ?
Đậu Hà Lan là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của bé. Thực phẩm này giàu vitamin A, vitamin C, giúp con của mẹ tăng cường hệ miễn dịch. Đậu Hà Lan còn có nhiều sắt – vi chất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy khắp cơ thể. Ngoài ra, đậu Hà Lan cũng cung cấp chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt và ngăn ngừa táo bón. Tất cả những chất dinh dưỡng này sẽ giúp con của mẹ tăng trưởng và phát triển toàn diện.
Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm về các loại đậu ở đây.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm với đậu Hà Lan
Tiêu thụ một lượng lớn đậu Hà Lan có thể gây đầy hơi, khó chịu ở dạ dày thường kèm theo đầy hơi và chướng bụng.
Khi nào con của mẹ có thể bắt đầu ăn đậu Hà Lan?
Mẹ có thể bắt đầu cho con của mẹ ăn đậu Hà Lan khi con được 6 tháng tuổi. Đậu dễ dàng được nghiền hoặc xay nhuyễn thành thức ăn mịn, dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với bé bắt đầu ăn dặm.
Các món ăn dặm từ đậu Hà Lan
- Đậu Hà Lan nghiền nhuyễn mịn: Luộc đậu chín mềm (khoảng 15 phút) rồi thêm sữa, sau đó xay tới khi hỗn hợp nhuyễn mịn. Nếu vỏ đậu khiến món ăn lợn cợn và con của mẹ không chịu ăn, mẹ hãy lọc qua rây để hỗn hợp mịn hơn. Mẹ có thể nấu một lượng nhiều rồi bảo quản phần dư trong tủ động. Đậu Hà Lan có thể được rã đông và sử dụng trong vòng 2 tháng
- Đậu Hà Lan nghiền: sau khi nấu chín, dùng dĩa nghiền nhuyễn đậu thành từng miếng nhỏ
- Ăn dặm tự chỉ huy: Không nên cho trẻ ăn đậu nguyên hạt hoặc cả miếng đậu lớn vì có thể gây dẫn đến nghẹt thở.
con của mẹ ăn bao nhiêu là đủ?
WHO khuyến cáo bé nên bắt đầu ăn dặm từ lúc 6 tháng tuổi, bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong giai đoạn đầu, từ 6–8 tháng tuổi, bé nên ăn dặm 2-3 bữa mỗi ngày.
Lượng calo hàng ngày giữa sữa và bữa ăn dặm được phân bổ như sau:
Tuổi (tháng) | Cal/ngày | Sữa | Thức ăn |
6-8 | 632 | 413 | 219 |
9-11 | 702 | 379 | 323 |
12-17 | 797 | 346 | 451 |
18-23 | 902 | 346 | 556 |
Giúp bé làm quen với thức ăn mới
Nên giới thiệu thức ăn mới khi con của mẹ đói và cố gắng cho con làm quen với từng loại thực phẩm một để nhanh chóng phát hiện phản ứng dị ứng nào. Bố mẹ có thể đọc thêm về các mẹo giúp bé tập ăn dặm tại đây.
Lưu ý
Nếu mẹ cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, hãy đảm bảo mẹ hiểu rõ phương pháp này, bao gồm biết sự khác biệt giữa nôn trớ và ngạt thở, cũng như biết cách xử trí trong trường hợp khẩn cấp.