Phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho con

Xuất hiện mầm bệnh trong thực phẩm và ngộ độc thực phẩm xảy ra khi thức ăn không được chuẩn bị đúng cách. Hậu quả là cơ thể con bị nhiễm bệnh, nhiễm độc.
Ngoài mật ong không có hạn sử dụng, hầu hết các thực phẩm đều có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Tại sao trẻ nhỏ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao hơn người lớn?
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi các vi sinh vật có hại như vi-rút, vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm kém chất lượng và tấn công trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua độc tố. Trẻ nhỏ thường dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn người lớn do dạ dày của con chỉ sản xuất một lượng nhỏ axit, không đủ để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây hại.
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Bé ăn phải thực phẩm nhiễm bẩn thường có biểu hiện:
- Buồn nôn
- Sốt
- Nôn mửa
- Đau bụng do co thắt dạ dày
- Tiêu chảy
Các vi sinh vật thường gây ngộ độc thực phẩm
Dưới đây là những vi sinh vật thường gây ra ngộ độc thực phẩm:
- Độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum có thể xuất hiện trong thực phẩm đóng hộp và nước trái cây có hàm lượng axit thấp, không được làm lạnh như nước ép cà rốt. Vi khuẩn này gây ra ngộ độc botulism, một căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm.
- Vi khuẩn E.coli có trong thịt chưa được nấu chín, trái cây và rau quả bị ô nhiễm, nước táo và sữa tươi chưa tiệt trùng.
- Listeria spp. thường được tìm thấy trong xúc xích, phô mai mềm sống hoặc chưa được tiệt trùng, các loại cá và hải sản hun khói đông lạnh.
- Campylobacter spp: có mặt phổ biến trong các loại thịt sống hoặc chưa được nấu chín, đặc biệt là thịt gia cầm, trong rau sống và sữa tươi.
- Vi-rút viêm gan A có thể có trong nguồn nước bị ô nhiễm, trong nghêu, sò, ốc, hến còn sống hoặc chưa được nấu chín, trong rau sống và trái cây.
- Salmonella spp xuất hiện trong thịt gia cầm sống hoặc tái, trứng sống và nấu chưa chín và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.
Mẹo phòng tránh ngộ độc thực phẩm
- Luôn rửa tay trước khi chuẩn bị bất kỳ thực phẩm nào và sau khi chạm vào các thực phẩm sống như thịt, cá, hải sản, trứng và rau.
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các bề mặt, cũng như không để vật nuôi tiếp xúc với thức ăn và các bề mặt.
- Nấu chín kỹ thức ăn và để nguội ở nhiệt độ vừa phải trước khi cho con ăn.
- Không cho con ăn khi đang đi vệ sinh.
- Không ăn nghêu, sò, ốc, hến còn sống và tái. Chỉ cho con ăn các loại hải sản có vỏ đã được nấu chín kỹ.
- Rửa và gọt vỏ trái cây, rau quả như táo và cà rốt.
- Không lưu giữ hoặc cho con ăn lại thức ăn mà con ăn dở.
- Tránh lây nhiễm chéo bằng cách để thịt sống cách xa các loại trái cây và thực phẩm ăn liền, đồng thời rửa sạch tất cả dụng cụ nấu nướng, bao gồm cả nhiệt kế thực phẩm, khi các dụng cụ này tiếp xúc với thịt sống.
- Không sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn cũ mà nghi ngờ bị hỏng vì lò vi sóng không tiêu diệt được mầm bệnh.
Giữ thức ăn nóng ở nhiệt độ cao và thực phẩm lạnh ở nhiệt độ thấp
Hãy giữ nóng thức ăn ở nhiệt độ trên 60°C nếu chưa dùng ngay. Bố mẹ nên sử dụng các loại bếp điện để giữ thức ăn nóng hổi. Ngược lại, hãy bảo quản thực phẩm ở ngăn đá với nhiệt độ dưới -4°C. Nhiệt độ bảo quản không đủ lạnh sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy, khi mang thực phẩm lạnh đi du lịch, bố mẹ nên bảo quản thực phẩm trong thùng đá hoặc túi cấp đông.
Khi nào cần vứt bỏ thực phẩm?
Bố mẹ nên vứt bỏ thực phẩm nếu:
- Thức ăn trông có vẻ kém chất lượng, có màu sắc hoặc mùi vị khó chịu
- Nghi ngờ thức ăn bị hỏng, không an toàn cho sức khỏe
- Thức ăn đã hết hạn
- Hộp đựng thức ăn bị phồng, móp méo hoặc rò rỉ
Đã chứng nhận:
Trang Do Hanh (1 June 2023)