Tuần thứ 14 của thai kỳ
Cập nhật thông tin thai kỳ hàng tuần
Chào mừng mẹ đến với tam cá nguyệt thứ 2. Hệ thống miễn dịch của con của mẹ bắt đầu hình thành, mặc dù có thể mất vài năm nữa để hoàn thiện.
Đối với mẹ, một số triệu chứng trong thai kỳ có thể sẽ thay đổi. Cảm giác mệt mỏi và ốm nghén có thể giảm bớt, mẹ có thể bị chuột rút ở chân và đau dây chằng.
Sự phát triển của con của mẹ
con của mẹ đang lớn nhanh, dài khoảng 8cm – kích thước bằng một quả chanh – và nặng khoảng 45g. Giới tính của con của mẹ đã phát triển đầy đủ nhưng vẫn có thể khó xác định trong tuần này.
Lông của em bé: con của mẹ đang hình thành lông măng, một loại lông tơ rất mỏng, nhẹ và không có sắc tố bao phủ khắp cơ thể nhỏ bé. Lông măng là loại lông đầu tiên được sản xuất bởi các nang lông của con của mẹ giúp bảo vệ làn da nhạy cảm. Khi con của mẹ tích mỡ giữ nhiệt trong vài tháng tới, lông măng sẽ tự rụng. Đôi khi, vẫn còn thấy một chút lông măng mềm này sau sinh. Vào cuối tuần này, lông mày của con của mẹ cũng sẽ bắt đầu mọc.
Lá lách: Vào cuối tuần này gan giảm dần tốc độ tạo hồng cầu và lá lách bắt đầu vai trò này. Vì vậy, lá lách lúc này trở thành nơi sản xuất hồng cầu chính.
Gan: Các tế bào gan bắt đầu sản xuất axit mật, chất này sẽ cần thiết cho quá trình tiêu hóa nhưng hiện tại nó giúp điều chỉnh sự hình thành mạch máu và tái tạo động mạch gan. Sau một vài tuần, mật sẽ đi vào tá tràng, phần đầu tiên của ruột non. Ở đó, mật sẽ trộn với phân su, phân đầu tiên của con của mẹ sẽ có màu xanh oliu đậm.
Hệ thống miễn dịch: con của mẹ chỉ tạo ra một lượng nhỏ kháng thể do hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành. Một số miễn dịch thụ động được truyền cho thai nhi từ mẹ qua nhau thai – các kháng thể của mẹ truyền cho thai nhi có khả năng miễn dịch đối với một số bệnh như bệnh bạch hầu, bệnh đậu mùa và bệnh sởi. Tuy nhiên, quá trình này không có bao gồm miễn dịch chống lại bệnh ho gà hoặc thủy đậu. Mặc dù lá lách của con của mẹ đang cung cấp một số chức năng miễn dịch nhất định nhưng khả năng miễn dịch vẫn còn rất mỏng manh.
Sự thay đổi của mẹ
Tam cá nguyệt thứ 2 thường được gọi là “ thời kỳ vàng” vì nhiều ảnh hưởng khó chịu của lúc mới mang thai đã biến mất lúc này mẹ có thể ít buồn nôn hơn, ngủ tốt hơn và nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, mẹ có thể gặp một số triệu chứng mới như đau lưng, chuột rút ở chân, táo bón, trào ngược dạ dày thực quản và đau dây chằng tròn.
Đau dây chằng tròn: Đau dây chằng tròn xảy ra khi tử cung của mẹ ngày càng lớn làm tăng áp lực lên dây chằng, kết quả là mẹ thường bị đau nhói ở vùng bụng dưới.
Ngực của mẹ sẽ tiếp tục to lên nhưng mẹ có thể cảm thấy bớt đau hơn. Ngoài ra, sự mệt mỏi và nhu cầu đi tiểu cũng ít hơn.
Những điều mẹ nên làm
Khi bị đau dây chằng tròn, tránh vận động đột ngột. Tập thể dục để tăng cường các cơ cốt lõi có thể giúp tránh các triệu chứng về lâu dài.
Xin vui lòng xác nhận
Chúng tôi cố gắng đưa ra những thông tin cập nhật chính xác nhất có thể, cho dù có những tiến bộ vượt bậc trong hơn 100 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn về thai sản và sự phát triển của thai nhi. Do đó chúng tôi xin nhắc bạn lưu ý rằng thông tin được trình bày có thể không chính xác để áp dụng cho từng thai kỳ hoặc trẻ em.
Đã chứng nhận:
Bao Tri Tran (1 June 2023)